Để có những Cầu Thang Kính Cường Lực Đẹp Nhất Năm 2022 cần phải
Chọn vật liệu và giải pháp thiết kế cầu thang
Những mẫu cầu thang có kiểu dáng gọn nhẹ luôn là sự ưu tiên hàng đầu bới khi thiết kế cầu thang cho nhà hẹp, người thiết kế thường tính đến 3 phương án an toàn, thẩm mỹ và tiết kiệm không gian.
Những thiết kế cầu thang thông thường trong kiến trúc nhà ở hiện nay là sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc bằng gạch. Trên cùng có thể hoàn thiện bằng gỗ, đá granite hay granito. Loại cầu thang này có ưu điểm là bền, vững chắc và giá rẻ. Tuy nhiên, với những căn nhà phố mặt bằng chỉ 35-40m2 thì diện tích dành cho cầu thang và lưu thông như trên là quá lớn, sẽ chiếm hết những không gian cần thiết cho phòng khách, bếp, phòng ngủ hay nơi sinh hoạt chung.
Xem thêm: Cầu thang kính tại Thuận An
Để xử lý vấn đề đó, thì giải pháp cầu thang nhẹ trở thành xu hướng thiết kế mới, thoả mãn được mọi yêu cầu như công năng sử dụng, thông thoáng, tiết kiệm chi phí. Ánh nắng từ giếng trời chiếu qua những tấm kính màu của bậc thang còn giúp chia đều ánh sáng cho khắp các phòng chức năng, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc thú vị. Một giải pháp khác là sử dụng cầu thang thép và mặt bậc gỗ kết hợp, đây không phải là một giải pháp mới mẻ gì tuy nhiên nếu được xử lý tốt cũng sẽ mang lại cho căn nhà của bạn một phong cách rất mới, hiện đại và đầy cá tính.
Vị trí cầu thang trong nhà phố
Trong vai trò của yếu tố cấu thành nên không gian sống trong nhà phố, cầu thang ngoài trọng trách là lối giao thông chính còn phải tìm cho mình vẻ đẹp hài hòa với phong cách nội thất, tiện lợi trong nhà phố và giữ được vận khí tốt trong cuộc sống gia đình. So với cách bố trí cầu thang phía cuối nhà thì xu hướng thiết kế hiện nay chọn không gian giữa nhà để đặt cầu thang, nhằm ngăn chia phòng khách và phòng ăn của nội thất nhà phố.
Bên cạnh việc chọn vị trí, vật liệu và kiểu dáng cầu thang phù hợp với nội thất nhà phố, thì nhiều nhà thiết kế còn tận dụng các góc chết ở góc cầu thang để thiết kế thêm không gian sinh hoạt mới cho gia đình, hoặc tạo khoảng xanh, hồ cá vừa thêm nguồn thở mới, vừa tạo phong thủy tốt cho nhà phố.
Xác định kích thước cầu thang
Khi thiết kế cầu thang, điều đầu tiên là các bạn phải đo khoảng cách từ sàn hoàn thiện tầng dưới đến sàn hoàn thiện tầng trên. Kích thước đo sai sẽ dẫn đến thiết kế cầu thang không chính xác. Khi đã có kích thước chiều cao cầu thang, bạn phải tính xem sẽ có bao nhiêu bậc thang để đạt được chiều cao này, đồng nghĩa với việc bạn phải xác định mỗi bậc thang cao bao nhiêu là vừa để đảm bảo vừa an toàn vừa tiết kiệm.
Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thông thường, mỗi bậc thang có chiều cao là 15cm, chiều rộng bậc là 30cm. Tuy nhiên, với diện tích nhà hẹp bạn nên thiết kế chiều cao bậc từ 17-19cm, chiều rộng bậc 24-27cm. Ở một số trường hợp “bất khả kháng” bạn cũng có thể tăng chiều cao bậc lên một chút nhưng nhớ là đừng bao giờ vượt quá 22cm. Bây giờ bạn chỉ còn cần xác định chiều rộng vế thang. Chiều rộng trung bình cho cầu thang nhà ở vào khoảng 80-120cm. Để tiết kiệm diện tích bạn có thể thu hẹp một chút so với kích thước trên nhưng cũng không nên nhỏ hơn 60cm.
Lỗi và giải pháp trong bài trí cầu thang
Trong thiết kế cầu thang nhà phố, chủ nhà thường gặp phải những lỗi sau:
Cầu thang dưới trệt hay được tận dụng làm kho hoặc phòng chứa đồ lặt vặt. Và chuyện đụng đầu hoặc dùng kém hiệu quả cũng thường xảy ra ở đây. Nhiều thiết kế vẽ trên mặt bằng khu vực gầm cầu thang ở khoảng bậc số 10 trở lên là làm được không gian dùng, nhưng thực ra ngay tại vị trí bậc 10 thì mặt trên cầu thang mới cao hơn sàn dưới khoảng 1,7m, chưa kể bản đúc cầu thang, mặt bậc xây gạch, lớp tô trát… tổng cộng có khi hơn 3 tấc, gầm cầu thang khi đó bên dưới chỉ còn thông thuỷ chưa tới 1,4m. Đương nhiên việc đụng đầu là không tránh khỏi! Có thể chỉnh sửa bằng cách khoét nền nhà sâu xuống vài bậc, hoặc đặt các chức năng ít dùng vào đây như bể nước, máy bơm, kho lặt vặt hay bố trí phòng trữ đồ cho như một cách khắc phục cho lỗi này.
Hiện nay, các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, đặt giá sách, nơi chứa đồ, kệ tivi… để tận dụng hết khoảng gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động.
Xem thêm: Nhôm kính Bình Dương